Mục lục bài viêt ( Mở để xem )
- 1 So sánh đánh giá Toyota Hilux và Ford Ranger 2019: giá bán thông số kỹ thuật
- 2 Toyota Hilux 2019
- 3 Ford Ranger 2019
- 4 Giá xe Toyota Hilux 2019 và Ford Ranger 2019
- 5 Ngoại thất Toyota Hilux 2019 với Ford Ranger
- 6 Nội thất Toyota Hilux 2019 với Ford Ranger
- 7 So sánh Ford Ranger 2019 và Toyota Hilux 2019 về trang bị an toàn
- 8 Đánh giá Vận hành Toyota Hilux 2019 với Ford Ranger
- 9 Thông số kỹ thuật của Ranger và Hilux 2019
So sánh đánh giá Toyota Hilux và Ford Ranger 2019: giá bán thông số kỹ thuật
So sánh đánh giá Toyota Hilux và Ford Ranger 2019: giá bán thông số kỹ thuậtPhân khúc xe bán tải ở nước ta đang khá nhộn nhịp khi các hãng xe liên tục nâng cấp. Nổi bật nhất là xe Hilux và Ranger.
Phân khúc xe bán tải ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây vốn khá đông đúc và cạnh tranh khi hàng loạt hãng xe tiến hành cập nhật phiên bản cho “ngựa chiến” nhà mình. Trong đó, 2 mẫu xe có chỗ đứng vững chắc nhất có thể kể đến Ford Ranger 2019 và Toyota Hilux 2019.
Dĩ nhiên, cũng phải nói rằng Ford Ranger vốn là “độc cô cầu bại” trên thị trường bán tải, chỉ duy nhất một vài tháng dòng xe này bị kẹt nguồn hàng do vướng Nghị định 116 nên phải nhường vị trí quán quân cho những cái tên vốn yếu thế hơn như Chevrolet Colorado hay Nissan Navara.
Sự nâng cấp của 2 dòng xe này chạy theo các mục đích khác nhau. Với Hilux là tăng khả năng cạnh tranh để bứt lên nhóm trên bảng xếp hạng doanh số. Còn Ranger thì cố gắng gia tăng thêm khoảng cách với nhóm sau, khẳng định vị thế “độc tôn” của mình ở phân khúc này.
Toyota Hilux 2019
Ford Ranger 2019
Giá xe Toyota Hilux 2019 và Ford Ranger 2019
Vậy thực tế Ranger có bỏ quá xa Hilux hay không? Và khả năng cạnh tranh của 2 dòng xe này như thế nào? Mời Quý khách cùng theo dõi bài so sánh giữa Ranger và Hilux sau đây.
Giá bán xe Ford Ranger 2019 mới nhất tại nước ta:
Hiện tại, bảng giá Ford Ranger 2018 đang bao gồm 5 phiên bản, giá từ 630 triệu – 1,198 tỷ đồng. 4 phiên bản thường của Ranger đều có giá dưới 1 tỷ và hiện đang được khuyến mại từ 5-30 triệu đồng. Chỉ ngoại trừ có phiên bản Ford Ranger Raptor chuyên off-road vừa về Việt Nam thông qua Triển lãm VMS vào tháng 10/2018 hiện có giá khá cao, 1,198 tỷ. Trong bài viết này, chúng ta đánh giá chủ yếu là biến thể Ford Ranger 2.0 Bi Turbo có giá 918 triệu đồng.
Phiên bản cũ | Giá xe (triệu đồng) | Phiên bản mới | Giá xe (triệu đồng) | Chênh lệch |
– | – | Ranger Raptor | 1198 | – |
Ranger Wildtrak 3.2L 4×4 AT | 925 | Ranger Wildtrak 2.0L Bi-turbo 4×4 AT | 918 | -7 |
Ranger Wildtrak 2.2L 4×4 AT | 866 | Ranger Wildtrak 2.0L Single Turbo 4×2 AT | 853 | -13 |
Ranger Wildtrak 2.2L 4×2 AT | 837 | – | – | – |
Ranger XLS 2.2L 4X2 AT | 685 | Ranger XLS 2.2L 4×2 AT | 650 | -35 |
Ranger XLS 2.2L 4X2 MT | 659 | Ranger XLS 2.2 4×2 MT | 630 | -29 |
– | – | Ranger XLT 2.2L 4×4 AT | Công bố giá sau | – |
Ranger XLT 2.2L 4X4 MT | 790 | Ranger XLT 2.2L 4×4 MT | Công bố giá sau | – |
Ranger XL 2.2L 4×4 MT | 634 | – | – | – |
Hilux
Nhìn vào bảng giá này, người xem dễ bị choáng bởi độ “dày” của các phiên bản Ranger. Và chính sự đa dạng đó đã giúp người mua dễ dàng lựa chọn được chiếc xe bán tải ưng ý. Còn về giá xe, Hilux vẫn bị chê nhiều hơn do mức giá cao hơn, dù trên thực tế Ranger Raptor mới là phiên bản có giá đắt nhất.
Không nhiều phiên bản như Ranger, Toyota Hilux hiện chỉ bán ra ở nước ta với 3 biến thể, giá từ 695 – 878 triệu đồng. Phiên bản Hilux dùng để so sánh ở đây là bản cao cấp nhất trong dòng, có giá 918 triệu đồng.
Như vậy, xét theo giá bán thì Toyota Hilux đang có lợi thế so với đối thủ nhờ mức giá rẻ hơn 40 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này không quá lớn nên có lẽ sẽ không thực sự ảnh hưởng tới đánh giá của người tiêu dùng về 2 mẫu bán tải.
Ngoại thất Toyota Hilux 2019 với Ford Ranger
Ranger và Hilux đều biết cách tạo ấn tượng riêng cho kiểu dáng, kích thước của mình. Với Hilux là khoảng sáng gầm cao nhất phân khúc 310mm. Kích thước này cho phép Hilux “bơi” tốt khi đường bị ngập. Tuy nhiên, các thông số khác của Hilux lại thua thiệt đối thủ khi chỉ có chiều dài cơ sở 3085mm, các chiều dài, rộng, cao là 5330x1855x1815mm.
Nhìn vào bảng thông số kĩ thuật dưới đây, có thể thấy Ford Ranger có kích thước lớn hơn Toyota Hilux một chút về cả 3 chiều. Thậm chí, chiều dài cơ sở của mẫu xe cũng tốt hơn đối thủ tới 135mm, điều này sẽ giúp cho cabin của mẫu bán tải thực sự rộng rãi hơn đối thủ.
Bù lại, Toyota Hilux lại có khoảng sáng gầm xe lớn hơn Ranger tới 110mm, điều này sẽ khiến Hilux “trèo đèo lội suối” thoải mái hơn “vua bán tải”. Đây là một trong những hạng mục quan trọng bởi bản chất xe bán tải là dòng xe phải chịu được những cung đường xấu.
Về thiết kế, Ford Ranger mang đúng chất bán tải Mỹ, rất hầm hố với các đường nét góc cạnh và cơ bắp. Về phía Hilux, chiếc xe vẫn tuân thủ phong cách hơn trang nhã và có phần truyền thống của Toyota, điều này khiến cho chiếc xe Nhật Bản có đôi chút nhàm chán

Ranger được đánh giá là dòng xe có thiết kế hầm hố và cứng cáp nhất phân khúc. Bên cạnh đó, sau khi nâng cấp, Ford đã tiết chế lại 1 số chi tiết để tăng tính sang trọng, giảm độ thô kệch của xe.

Dẫu vậy, nếu 2 xe có “húc” nhau thì chắc chắn lưới tản nhiệt của Hilux sẽ móp trước bởi thiết kế trên Ranger quá cứng cáp. Thiết kế này gồm các thanh thép lớn cực kỳ cơ bắp. Trong khi đó, lưới tản nhiệt của Hilux có vẻ “thanh lịch” hơn nhưng vẫn đảm bảo được vẻ góc cạnh cần thiết.
Cụm đèn trước của Hilux có vẻ hấp dẫn hơn khi có sự xuất hiện của bóng LED cho đèn chiếu gần và đèn chạy ban ngày. Còn Ranger chỉ có mỗi dải LED chạy ban ngày thôi. Bên cạnh đó, cả 2 dòng xe này đều có đèn sương mù với thiết kế rất góc cạnh. Tuy nhiên, đèn sương mù của Ranger vẫn có nét chắc chắn hơn so với kiểu “mỏng manh” của Hilux.

Nếu xét về cản trước thì Ranger luôn “đè” được các dòng xe khác. Bởi Ranger có 1 tấm thép dày toát lên nét hầm hố cho đầu xe. Còn Hilux với lợi thế khoảng sáng gầm cũng tạo được ấn tượng tốt với người xem.

Ranger và Hilux đều được trang bị gương chiếu hậu tích hợp đèn báo rẽ với khả năng chỉnh, gập điện tiện lợi. Cùng với đó là bộ mâm 18inch to bản được thiết kế đa chấu, góc cạnh, đúng chất xe bán tải đa dụng. Riêng bản Ranger Raptor sử dụng bộ lốp riêng càng tăng thêm sức mạnh cho xe.
Thiết kế đuôi xe của Hilux và Ranger có nét hao hao nhau khi đều có cụm đèn hậu to bản, kiểu đứng và nằm bên phần hông xe. Cùng với đó là cản sau được “bẻ” cong chính giữa để làm bệ dẫm chân tiện lợi.
Cả 2 mẫu xe đều sử dụng gương chỉnh gập điện, gắn xi-nhan báo rẽ. Tuy nhiên Hilux ăn điểm hơn một chút vì gương xe có chức năng sấy tự động, rất tiện dụng khi xe đi trong trời mưa hay khi thời tiết trở lạnh. 2 mẫu xe đều lắp đặt mâm xe 18 inch đa chấu, hợp với vóc dáng đồ sộ.
Thông số | Toyota Hilux 2.8 G | Ranger Wildtrak 4×4 AT |
Gương chiếu hậu | Chỉnh, gập điện, gắn đèn xi-nhan, có sấy tự động | Chỉnh, gập điện, gắn đèn xi-nhan |
Mâm xe | 18 inch | 18 inch |
Kích thước lốp | 265/60R18 |
Nội thất Toyota Hilux 2019 với Ford Ranger
Vì chiều dài cơ sở của Ford Ranger ăn đứt đối thủ nên không gian bên trong của mẫu bán tải Mỹ cũng rộng rãi, thoải mái hơn một chút.
Tuy nhiên, có thể nói rằng Ford Ranger bị mất điểm nặng trước Hilux khi ghế trên xe đều là ghế nỉ, không cao cấp bằng ghế da sang trọng trên Hilux. Thực tế, ghế nỉ cũng là dòng ghế rất tốt và dễ vệ sinh, tuy nhiên lại dễ bám bẩn cũng như nóng nực hơn so với ghế da.
Được biết, ghế lái trên cả 2 xe đều có chức năng chỉnh điện 8 hướng để giúp chủ xe có cảm giác thoải mái nhất khi lái xe đường dài. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng Hilux tiếp tục dẫn trước khi ngay cả ghế hành khách của xe cũng có thêm chỉnh tay 4 hướng.
Khoang nội thất của Ranger và Hilux cũng đều có những điểm nổi bật riêng. Với Hilux là hệ thống âm thanh giải trí gồm đầu DVD, màn hình cảm ứng và 6 loa. Trong khi đó, Ranger nổi tiếng với hệ thống SYNC 3. Hệ thống này cho phép người lái điều chỉnh âm thanh, nhiệt độ và các tiện ích bằng giọng nói.
Bên cạnh đó là những điểm chung giống nhau. Cả 2 đều có ghế xe bọc da với ghế lái chỉnh điện 8 hướng. Đây là 1 trong những tính năng tiện ích mà không phải dòng xe bán tải nào cũng có được.
Tay lái của 2 xe cũng tương đối giống nhau khi đều được trợ lực thủy lực, có khả năng chỉnh hướng cũng như có các nút bấm điều chỉnh âm thanh tiện lợi.
Ranger 2.0 Bi Turbo và Hilux 2.8 G 4×4 AT đều sử dụng vô-lăng bọc da mềm, trong đó Ranger dùng tay lái 4 chấuc còn Hilux là tay lái 3 chấu gắn vô số phím chức năng. Hilux tiếp tục giữ phong độ khi vô-lăng có thể chỉnh tay 4 hướng.
Cụm đồng hồ đa thông tin của Ranger có vẻ hiện đại hơn với 2 màn hình và 1 đồng hồ. Tuy nhiên, về khả năng cung cấp thông tin hỗ trợ người lái thì cả 2 đều tương tự nhau.
Về trang bị, Ford Ranger 2019 và Toyota Hilux 2019 đều sử dụng điều hòa tự động, trong đó Ranger là điều hòa 2 vùng còn Hilux là điều hòa có thêm cửa gió sau, đảm bảo cho không gian xe luôn mát nhanh nhất.
Cả 2 mẫu xe cùng lắp đặt các tính năng vô cùng cơ bản như kết nối USB, Bluetooth, 6 loa, chìa khóa thông minh, khởi động bằng nút bấm, cửa sổ chỉnh điện, khóa cửa từ xa.
Ngoài ra, Ford Ranger có thêm các tính năng như hỗ trợ kết nối điện thoại thông minh, MP3, Ipod, Apple Carplay, Android Auto, điều khiển bằng giọng nói SYNC 3, hệ thống chống ồn chủ động, bản đồ dẫn đường chuyên dụng. Còn ở phía Hilux, chiếc xe không chịu thua kém với loạt trang bị bao gồm: kết nối AUX, mở cửa thông minh, đầu DVD (của Ranger là đầu CD). Bù lại, Ranger cũng có lợi thế hơn Hilux một chút nhờ màn hình cảm ứng tới 8 inch, hơn hẳn màn hình 4 inch bé nhỏ của mẫu xe Nhật.
Thông số | Toyota Hilux G | Ford Ranger Wildtrak 4×4 AT |
Bản đồ dẫn đường | Không | Có |
Chìa khóa thông minh | Có | Có |
Kết nối | AUX, USB, Bluetooth | hỗ trợ Smartphone, AM/FM, Bluetooth, MP3, USB, Ipod, Apple Carplay, Android Auto, điều khiển giọng nói SYNC Gen 3 |
Màn hình | 4.2 inch | 8 inch |
Đầu đĩa | DVD | CD |
Số loa | 6 | 6 |
Hệ thống chống ồn chủ động | – | Có |
Khởi động bằng nút bấm | Có | Có |
Điều hòa nhiệt độ | Tự động, có cửa gió sau | Tự động 2 vùng |
Mở cửa thông minh | Có | Không |
Cửa sổ chỉnh điện | Có | Có |
Khóa cửa từ xa | Có | Có |
So sánh Ford Ranger 2019 và Toyota Hilux 2019 về trang bị an toàn
Về trang bị an toàn, Toyota Hilux và Ford Ranger đều được đánh giá là những sản phẩm có tính an toàn cao. Cả 2 xe đều lắp đặt các chức năng an toàn tiêu chuẩn như 6 túi khí, chống bó cứng phanh, phân phối lực phanh điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ đỗ đèo, cảnh báo va chạm trước, hỗ trợ đỗ xe song song. Ngoài ra, Toyota Hilux có trang bị thêm cảm biến hỗ trợ đỗ xe, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp, kiểm soát lực kéo, ổn định thân xe, camera lùi, khung xe GOA, dây an toàn 3 điểm ELR, ghế thiết kế giảm chấn thương cổ, cột lái tự đổ, bàn đạp phanh tự đổ.
Ford Ranger cũng không thua kém với các tính năng bao gồm: cân bằng điện tử, cảnh báo lệch làn và hỗ trợ duy trì làn đường, chống trộm, kiểm soát chống lật xe, cruise control, kiểm soát xe theo tải trọng.
Thông số | Toyota Hilux G 2018 | Ford Ranger Wildtrak 2018 |
Túi khí | 6 | 6 |
Chống bó cứng phanh | Có | Có |
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc | Có | Có |
Phân phối lực phanh điện tử | Có | Có |
Cảnh báo va chạm phía trước | Có | Có |
Hỗ trợ đỗ xe chủ động song song | Có | Có |
Hỗ trợ đổ đèo | Có | Có |
Cảm biến hỗ trợ đỗ xe | Có | Không |
Hỗ trợ lực phanh khẩn cấp | Có | Không |
Kiểm soát lực kéo | Có | Không |
Ổn định thân xe | Có | Không |
Camera lùi | Có | Không |
Khung xe GOA | Có | Không |
Dây đai an toàn 3 điểm ELR | Có | Không |
Ghế có cấu trúc giảm chấn thương cổ | Có | Không |
Cột lái tự đổ | Có | Không |
Bàn đạp phanh tự đổ | Có | Không |
Cân bằng điện tử | Không | Có |
Cảnh báo lệch làn và Hỗ trợ duy trì làn đường | Không | Có |
Hệ thống chống trộm | Không | Có |
Kiểm soát chống lật xe | Không | Có |
Kiểm soát hành trình | Không | Có |
Kiểm soát xe theo tải trọng | Không | Có |
Đánh giá Vận hành Toyota Hilux 2019 với Ford Ranger
So sánh về động cơ thì Hilux chắc chắn sẽ “hít khói” Ranger. Bởi động cơ mẫu bán tải của Toyota chỉ có công suất 147 mã lực tại 3400 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 400Nm tại 2000 vòng/phút hoặc 174 mã lực tại 3400 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 450Nm tại 2400 vòng/phút.
Trong khi đó, Ranger có đến 3 kiểu động cơ với những mức công suất khủng.
Động cơ diesel 2.2L với công suất tối đa 160 mã lực tại 3200 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 385Nm tại 1600-2500 vòng/phút.
Động cơ diesel 2.0L single turbo có công suất tối đa 180 mã lực tại 3500 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 420Nm tại 1750-2500 vòng/phút.
Động cơ diesel Bi-turbo có công suất tối đa 213 mã lực tại 3750 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 500Nm tại 1750-2000 vòng/phút.
Trong 3 kiểu động cơ này thì ấn tượng nhất là động cơ 2.0 Bi turbo, đây chính là kiểu động cơ có công suất mạnh nhất phân khúc bán tải.
Không chỉ vậy, Ranger còn có hộp số tự động 10 cấp cực kỳ mạnh mẽ bên cạnh kiểu hộp số sàn 6 cấp. Còn Hilux chỉ có kiểu số sàn 6 cấp và số tự động 6 cấp.
Như vậy, có thể thấy rõ được sự vượt trội của Ranger so với đối thủ ở độ mạnh mẽ của động cơ.

Về cơ bản, Toyota Hilux hoàn toàn không thể so sánh sức mạnh với “vua bán tải”, đó là chưa kể tới hộp số tự động 10 cấp của Ranger ưu việt hơn hộp số 6 cấp của Hilux. Dù vậy, Oto.com.vn vẫn đánh giá Toyota Hilux là mẫu xe có cảm giác lái khá mượt mà và thoải mái.
Thông số | Toyota Hilux G | Ranger Wildtrak 4×4 AT |
Kiểu động cơ | 1GD-FTV Diesel 2.8L | Bi Turbo Diesel 2.0L i4 TDCi |
Công suất | 174 | 211 |
Mô-men xoắn | 450 | 500 |
Dung tích xi lanh (cc) | 2.8L | 2.0L |
Dung tích thùng nhiên liệu | 80L | 80L |
Hộp só | 6AT | 10AT |
Hệ thống phanh trước/sau | Đĩa/Tang trống | Đĩa/Tang trống |
Hệ thống treo trước | Độc lập, tay đòn kép | Độc lập, tay đòn kép, lò xo trụ, ống giảm chấn |
Hệ thống treo sau | Nhíp lá | Loại nhíp với ống giảm chấn |
Chức năng vận hành của Ford Ranger cũng khá hoàn thiện với hệ thống treo dạng độc lập tay đòn kéo với lò xo trụ và ống giảm chấn, treo sau của xe là dạng nhíp có giảm chấn. Phanh của mẫu bán tải Mỹ là dạng đĩa/tang trống. Ở phía đối thủ, Toyota Hilux cũng sử dụng hệ thống treo là đòn kép/nhíp lá còn phanh cũng là đĩa/tang trống. Với thiết lập như vậy, cả 2 mẫu bán tải đều có khả năng tăng tốc tương đối tốt.
Hiện tại, vô-lăng của Ford Ranger là vô-lăng trợ lực điện khi sẽ cho cảm giác khá nhẹ khi đánh lái, phù hợp cho cả những gia đình có phụ nữ cầm lái xe. Còn Toyota Hilux lại sử dụng tay lái thủy lực nên cảm giác sẽ nặng hơn nhưng lại đầm.
Cùng sở hữu bộ lốp 265/60R18 và mâm 18 inch nên mức độ chạy êm của 2 mẫu xe là khá tương đương nhau.
Ford Ranger 2019 và Toyota Hilux 2019: Cuộc chiến cân sức
Như vậy, khó có thể nói rằng Ford Ranger hay Toyota Hilux mới thực sự là người chiến thắng trong cuộc đấu này. Oto.com.vn đánh giá Ford Ranger thực sự có tầm nhờ vào khả năng vận hành mạnh mẽ và tiện nghi giải trí vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ thoải mái trong nội thất thì Toyota Hilux lại ăn điểm khá nhiều, đó là chưa kể đến việc xe có mức giá thấp hơn cùng với hậu thuẫn danh tiếng từ hãng xe mẹ Toyota.
Toyota Hilux 2.8 G | Ford Ranger Wildtrak 4×4 AT | |
Ưu điểm | Cảm giác lái phấn khích, trang bị tiện nghi và an toàn phong phú | Giá thấp, vận hành bền bỉ, đa dạng trang bị an toàn |
Nhược điểm | Giá cao | Cảm giác lái không thực sự xuất sắc |
Thông số kỹ thuật của Ranger và Hilux 2019
Thông số kỹ thuật | Ranger | Hilux |
Chiều dài cơ sở (mm) | 3220 | 3085 |
Dài x rộng x cao (mm) | 5362 x 1860 x 1830 | 5330 x 1855 x 1815 |
Khoảng sáng gầm (mm) | 200 | 310 |
Đèn trước | HID projector | LED/halogen |
Gương chiếu hậu | Đèn báo rẽ, chỉnh, gập điện | Đèn báo rẽ, chỉnh, gập điện |
Mâm xe (inch) | 18 | 18 |
Ghế xe | Da pha nỉ | Da |
Ghế lái | Chỉnh điện 8 hướng | Chỉnh điện 8 hướng |
Hệ thống giải trí | SYNC 3 cao cấp, 6 loa | Đầu DVD, màn hình cảm ứng, 6 loa |
Hệ thống điều hòa | Tự động | Tự động |
Điều khiển bằng giọng nói | Có | Không |
Phanh trước/sau | Đĩa/tang trống | Đĩa/tang trống |
Túi khí | 6 | 7 |
Camera lùi | Có | Có |
ABS, EBD, BA | Có | Có |
HLA (HAC) | Có | Có |
ESP (VSC) | Có | Có |
Gài cầu điện | Có | Có |
Rất rõ ràng, Ranger hơn hẳn đối thủ về mọi mặt. Không có 1 sự mập mờ nào để Hilux tin rằng mình đủ khả năng “đánh gục” được Ranger cả. Dẫu vậy, ở thời điểm này, nguồn xe nhập khẩu đang khan hàng mà thuế trước bạ cho xe bán tải thì chực chờ tăng. Điều đó “thúc đẩy” nhu cầu chốt xe của khách hàng. Và đó là cơ hội rất tốt để Hilux có thể “ké” được doanh số
Nguồn :muaxehoitragop.net